Phương pháp điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng

Chấn thương cổ chân khi đá bóng là điều không thể tránh khỏi trong thi đấu. Tình trạng này nếu chữa đúng cách sẽ sớm hồi phục ngược lại nếu để kéo dài lâu sẽ gây ra nhiều vấn đề. Vậy chấn thương cổ chân là gì và cách điều trị ra sao? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn những thông tin.

Những chấn thương cổ chân khi đá bóng thường gặp

Bong gân khớp cổ chân

Một trong những chấn thương phổ biến trong bóng đá là bong gân khớp cổ chân. Khi các dây chằng bị giãn quá mức gây nên tình trạng này. Tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng sẽ gồm nhiều mức đau nặng nhẹ khác nhau. Trong cách tình huống tiếp đất sai hoặc xảy ra tranh chấp, các cầu thủ thường bị trật cổ chân.

Biểu hiện của bong gân chia thành 3 cấp độ:

– Bong gân nhẹ: Mức độ đau vừa phải và bị sưng cho trật gân, vẫn có thể đi lại, khoảng 4-6 tuần sẽ hồi phục.

– Bong gân trung bình: Khi bị chấn thương có thể nghe thấy tiếng rách nhỏ. Sưng to vùng cổ chân và cảm nhận rõ sự đau. Đi lại gây ra khó khăn và dấu bầm tím xuất hiện ngoài ra vài ngày sau đó. Thời gian phục hồi khoảng từ 4-8 tuần.

– Bong gân nặng: Toàn bộ cổ chân sưng lên và đau do dây chằng bị đứt hoàn toàn. Cảm thấy cổ chân lỏng lẻo và khó khăn khi đi lại. Để hồi phục hoàn toàn, người gặp chấn thương phải điều trị tích cực. Thời gian hồi phục khoảng 12 tuần.

Xem thêm:

Nguyên nhân và cách khắc phục chấn thương đầu gối khi đá bóng

Những chấn thương kinh hoàng trong bóng đá khiến rợn tóc gáy

Đứt dây chằng cổ chân

Xương cổ chân bị tổn thương do quá trình vận động quá sức tác động đến và làm đứt dây chằng. Đây cũng là tình trạng chấn thương cổ chân khi đá bóng thường gặp phải. Trong các pha tranh chấp quyết liệt dễ gây ra đứt dây chằng và ảnh hưởng đến gót xương.

Các cầu thủ muốn quay trở lại luyện tập và thi đấu cần điều trị trong khoảng thời gian dài để bình phục.

Biểu hiện:

– Phần gót chân, mắt cá chân và cổ chân bị đau nhức. Kéo dài những cơn đau âm ỉ và người bị chấn thương bị giảm khả năng vận động.

– Ngoài ra, vài ngày sau vùng bị chấn thương sẽ xuất hiện bầm tím, sưng to thậm chí bên trong bị chảy máu. Hơn nữa khi ấn vào vết thương bằng tay sẽ cảm nhận rõ cơn đau dữ dội.

Những chấn thương cổ chân khi đá bóng

Những chấn thương cổ chân khi đá bóng

Hướng dẫn điều trị chấn thương cổ chân trong bóng đá

Những phương pháp nên làm

– Chườm lạnh:

Chườm đá lạnh giúp ngăn ngừa sưng tấy và phù nề hiệu quả. Đặc biệt giảm cơn đau và tê nhanh chóng. Người bệnh có thể dùng khăn mềm hoặc túi chườm từ 10-15 phút vùng bị tổn thương theo cường độ 6-7 lần/ngày.

– Ngâm chân bằng nước đá:

Người bệnh ngâm chân từ 3,4 lần/ngày vào nước đá nếu gặp chấn thương cổ chân khi đá bóng. Mỗi lần ngâm trong khoảng 20 phút và hạn chế đi lại trong thời gian điều trị. Kiên trì ngâm nước đá và không vận động mạnh vùng chân bị tổn thương.

– Hạn chế vận động:

Các hoạt động vận động cần dùng đến chân bạn nên ngừng tất cả lại để tránh làm sưng vết thương và dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.

– Ép dây chằng cổ chân:

Ép dây chằng cỏ chân bằng băng thun và lưu ý nên tham khảo cách buộc dây đúng cách. Người bệnh không nên buộc quá chặt dây khiến vùng chấn thương đau nhức. Không nên buộc lỏng quá khiến quá trình điều trị không đạt hiệu quả.

– Chế độ dinh dưỡng:

Cung cấp kẽm, canxi, silicium,… cho hệ xương khớp làm tăng độ chắc khỏe và hồi phục nhanh chóng dây chằng cổ chân.

Các loại thuốc có thể dùng trong chữa lành vết chấn thương là glucosamine, vitamin,c hống viêm, thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những phương pháp điều trị nên làm

Những phương pháp điều trị nên làm

Những phương pháp không nên làm

– Không dùng dầu nóng xoa bóp vùng cổ chân bị chấn thương khiến no sưng thêm.

– Kéo nắn vết thương trở nên rách hoặc  chảy máu thêm.

– Không dùng thuốc bắc bó bột làm nhiễm trùng da.

– Vận động quá sớm khiến dây chằng khó lành lặn.

– Tiêm thuốc vào vùng tổn thương khiến vết thương lâu lành.

Những phương pháp không nên làm

Những phương pháp không nên làm

Nguyên tắc chữa chấn thương cổ chân

Các trường hợp chấn thương cổ chân khi đá bóng cấp độ nhẹ đến nặng đều không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

Bước 1: Làm giảm sưng nền bằng cách nghỉ ngơi, bất động.

Bước 2: Nhanh chóng lấy lại biên độ vận động của khớp bằng cáhc tập luyện và tăng cường sức mạnh cơ.

Bước 3: Luyện tập tiếp tục nhằm sớm trở về các hoạt động thường nhật.

Đối với mức độ nhẹ bạn sẽ mất khoảng 3 tuần hồi phục và nặng hợp mất khoảng 6 – 12 tuần.

Nguyên tắc chữa chấn thương cổ chân

Nguyên tắc chữa chấn thương cổ chân

Hướng dẫn phòng tránh chấn thương cổ chân trong bóng đá

– Trước khi tham gia tập luyện, thi đấu, các cầu thủ nên thực hiện kỹ những bài tập khởi động.

– Khi tham gia thi đấu cần chọn đúng kích thước và chủng loại giày phù hợp.

– Dừng tập ngay lập tức nếu xuất hiện cảm giác đau nhức cổ chân.

– Trong khi đá bóng hạn chế các pha vào bóng, tranh chấp bóng quyết liệt ở quá mức quy định.

– Trên nền mấp mô nên cẩn thận khi bước, chạy hoặc nhảy.

Hướng dẫn phòng tránh chấn thương cổ chân

Hướng dẫn phòng tránh chấn thương cổ chân

Trên đây là những phương pháp chữa chấn thương cổ chân khi đá bóng. Hy vọng nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có cách điều trị đúng để không làm vết thương nặng hơn.

Related Posts