Chấn thương đầu gối khi đá bóng là tình trạng thường gặp phải đối với các cầu thủ. Bởi khớp gối cần vận động tương đối nhiều trong các pha bóng. Vậy nên đầu gối là bộ phận cần được bảo vệ cẩn thận song cũng không thể tránh khỏi tình trạng chấn thương. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị cụ thể.
Nguyên nhân chấn thương đầu gối khi đá bóng
Bong gân
Những người chơi bóng đá thường gặp phải tình trạng bong gân đầu gối. Trong những pha rượt đuổi đột ngột đổi hướng hoặc xoay người dẫn đến xảy ra hiện tượng này. Làm chùng xuống các dây chằng, bắp chân một cách đột ngột. Kéo dài tình trạng này gây nên bị đứt dây chằng và khớp gối đau nhức.
Xảy ra hiện tượng bong gân, các cầu thủ cần ngưng thi đấu và nghỉ ngơi trong khoảng từ 4-6 tuần. Tùy vào mức độ bong gần nhẹ hay nặng, cầu thủ sẽ có thời gian nghỉ ngơi dài ngắn khác nhau.
Xem thêm:
Những chấn thương kinh hoàng trong bóng đá khiến rợn tóc gáy
Cách rê bóng hiệu quả như những siêu sao hàng đầu
Căng cơ
Quá trình sút bóng hoặc chạy đuổi bóng cũng gây nên tình trạng căng cơ. Từ đó khiến kéo xa các thớ cơ sang một hướng. Hoặc nếu cơ đang ở trong một trạng thái chưa sẵn sàng mà bắt buộc phải vận động cũng gây ra hiện tượng này.
Nguyên nhân chấn thương đầu gối khi đá bóng
Chấn thương nặng khả năng gãy xương cao
Một trong những chấn thương đầu gối khi đá bóng nghiêm trọng đó chính là gãy xương. Trường hợp gây nên gãy xương do các tình huống tiếp đất bằng đầu gối quá mạnh hoặc các va chạm trên sân cỏ. Thông thường rất khó để phòng tránh các tình trạng gãy xương vì không thể đoán trước.
Nếu không áp dụng phương pháp phẫu thuật rất khó chữa lành khi xảy ra gãy xương. Thời gian hồi phục gãy xương vô cùng lâu thậm chí là các cầu thủ phải dừng lại sự nghiệp bóng đá.
Sụn chêm bị tổn thương
Sụn chêm nằm lót giữa 2 khớp xương chày (xương quyển) và xương đùi, có dạng hình chữ C. Tác dụng của lớp sụn này giúp giữ vững khớp gối và làm giảm áp lực tác động lên khớp gối.
Tuy nhiên, khi đột ngột xoay chuyển quá mức khớp gối dẫn đến tác động khớp xương và khớp đùi lại. Điều này ảnh hưởng đến dập, bể hoặc rách lớp sụn chêm.
Lúc này, khi vận động các khớp gối cầu thủ sẽ cảm thấy đau nhức do khớp gối bị kẹt và sưng.
Chẩn đoán rách sụn chêm thông qua nội soi và các phương pháp điều trị sẽ được đưa ra tùy thuộc mức độ nặng nhẹ. Có thể là khâu lại chỗ tróc qua nội soi, cắt bỏ phần sụn chêm bị dập hoặc rách. Thời gian hồi phục và quay về tập luyện khoảng 6-12 tuần.
Tổn thương dây chằng
Xương chày và xương đùi sẽ được nối liền lại bởi dây chằng. Giúp di chuyển linh hoạt các xương khớp và không quá xa nhau khi di chuyển. Xung quanh khớp gối có rất nhiều dây chằng bao gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên,….
Trong quá trình tập luyện hay thi đấu, việc tiếp đất hoặc chạy nhảy quá mức gây ra tình trạng tổn thương và đau nhức vùng đầu gối.
Tổn thương dây chằng
Các triệu chứng chấn thương đầu gối trong bóng đá
Chấn thương đầu gối khi đá bóng thường xảy ra một số triệu chứng như sau:
– Sưng tấy vùng bị chấn thương.
– Liên tục những cơn đau dữ dội gây khó khăn trong việc di chuyển.
– Đầu gối khó duỗi thẳng.
– Không ổn định các khớp xương.
Các triệu chứng chấn thương đầu gối
Hướng dẫn điều trị chấn thương đầu gối
Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến chấn thương sẽ có từng phương pháp điều trị phù hợp. Các cầu thủ bóng đá thường gặp phải tình trạng chấn thương do nhuyễn sụn xương bánh chè. Đối với hiện tượng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
– Dùng thuốc giảm đau: Người bệnh đến các hiệu thuốc và mua một số loại thuốc giảm đau thông thường. Như ibuprofen (Advil, Motrin), acetaminophen (Tylenol và các nhãn hiệu khác), aspirin (như Bayer) và naproxen (Aleve).
– Chườm đá lạnh: Dùng túi nước đá chườm lên vùng bị tổn thương khoảng 20 phút nhằm giảm đau và sưng đầu gối.
– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đầu gối hoặc dây đeo nhằm hỗ trợ đầu gối đang bị chấn thương.
– Vận động nhẹ nhàng và tránh tuyệt đối các vận động quá mức khiến vùng bị tổn thương trở nên nghiêm trọng.
– Trong các trường hợp rách dây chằng trước gây ra chấn thương thường điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Trong khi đang chơi đột ngột xảy ra các cơn đau kéo dài, bạn nên lập tức đến bệnh viên cấp cứu.
Hướng dẫn điều trị
Cách phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng
Không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng. Tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng này xảy ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp bên dưới.
Khởi động trước khi tập luyện
Trước khi tập luyện hay thi đấu, bạn cần khởi động các bài tập làm căng cơ. Một số trường hợp khởi động qua loa hoặc bỏ qua bước khởi động rất dễ gây chấn thương đầu gối cho các cầu thủ. Bạn chỉ cần chạy tại chỗ từ 5-10 phút để làm mềm các khớp. Đồng thời ép dẻo làm căng cơ trong 30 giây mỗi nhóm.
Chọn chất liệu bóng
Nên sử dụng những quả bóng được sản xuất từ chất liệu tổng hợp chống thấm nước. Vì khi bóng bị ngấm nước làm tăng trọng lượng bóng và khiến tình trạng chấn thương dễ xảy ra.
Bảo vệ đầu gối và cẳng chân bằng nẹp
Khi thi đấu, các cầu thủ có thể mang theo nẹp bảo vệ cẳng chân và đầu gối. Trong nhiều trường hợp cầu thủ gặp chấn thương do không mang theo nẹp bảo vệ.
Cách phòng ngừa chấn thương đầu gối
Lựa chọn trang phục phù hợp
Cầu thủ nên chọn những bộ trang phục chơi bóng phù hợp. Không nên mặc đồ chật quá dẫn đến việc không thoải mái khi vận động các dây chằng. Nên chọn những đôi giày đế xẻ rãnh hoặc đế đúc đinh cao su nhằm làm tăng độ ma sát. Để tránh không bị chấn thương, tuyệt đối không dùng loại giày đế đinh vít.
Chấn thương đầu gối khi đá bóng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để hạn chế bạn có thể áp dụng những phương pháp bài viết này đưa ra. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.