Độ phì nhiêu của đất là gì? Cách làm tăng độ phì nhiêu cho đất

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã nghe nhiều về độ phì nhiêu của đất. Nhưng độ phì nhiêu của đất là gì thì liệu có phải ai cũng biết? Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về độ phì nhiêu của đất trong bài viết này nhé.

Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất được định nghĩa như sau: Là khả năng của đất đảm bảo cung cấp đủ nước, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để đạt được chất lượng và năng suất mong muốn.

Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất là gì?

Xem thêm

Đất xen kẹt là gì? Những điều cần biết về đất xen kẹt

Đất hiếm là gì? Những điều thú vị về loại vật chất này

Những điều kiện, yếu tố của đất phì nhiêu

Sau khi tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những điều kiện, yếu tố để đất trở nên phì nhiêu.

Đảm bảo dinh dưỡng cho cây

Đất phì nhiêu là đất phải đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Các chất dinh dưỡng hữu cơ ở dạng dễ tan để cây có thể dễ dàng hấp thụ. Phân bón hóa học dễ tan, cay có thể hấp thụ và sử dụng được ngay nhưng không được khuyến khích sử dụng. Sử dụng loại phân bón này nhiều sẽ gây đất bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.

Thay vào đó, trước mỗi vụ mùa, các bạn có thể bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ cần thời gian để tan trong đất. Sẽ làm đất có độ phì cao. Bón phân hữu cơ trước mùa vụ để đảm bảo cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp

Đất phì nhiêu phải là loại đất có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây trồng thực hiện các chuyển hóa. Bà con nông dân nên theo dõi đất trồng thường xuyên để phát hiện những bất thường, qua đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển

Vi sinh vật cũng là một yếu tố đánh giá đất phì nhiêu. Đất có độ phì cao phải có hệ sinh thái vi sinh vật phong phú, phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là nhóm vi sinh có lợi đem lại lợi ích đáng kể cho sản xuất nông nghiệp.

Không có độc

Đất phì nhiêu cũng không được tồn tại quá mức tiêu chuẩn các loại chất độc trong đất. Các loại độc chất thường vượt quá như dư lượng kim loại nặng, hóa chất trừ sâu, diệt cỏ. Đây là những loại mà bà con nông dân hay sử dụng trong quá trình canh tác. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học để đảm bảo độ phì cho đất.

Không có mầm mống sâu bệnh, cỏ dại

Đất trồng có độ phì cao không chứa mầm mống sâu bệnh, cỏ dại hay tạp chất. Những loại mầm mống này thường tồn tại từ các vụ mùa thu hoạch trước. Chúng tồn tại trong đất, nếu không xử lý đất cẩn thận, những loại bệnh hại này có thể ảnh hưởng đến vụ mùa canh tác tiếp theo.

Yếu tố để đảm bảo đất phì nhiêu

Yếu tố để đảm bảo đất phì nhiêu

Một số biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất

Độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Sau mỗi vụ mùa, độ phì nhiêu của đất thường bị giảm đi. Vì vậy nhà nông thường cải tạo đất sau mỗi vụ để làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Qua đó đạt được năng suất và chất lượng cây trồng như mong muốn. Một số biện pháp thường được sử dụng như:

Trồng xen canh, luân canh

Trồng xen canh, luân canh là một cách làm hiệu quả và rất phổ biến. Biện pháp này không chỉ làm đa dạng hệ sinh thái đất và có thêm thu nhập. Mà nó còn làm tăng độ che phủ đất, hạn chế đất bị xói mòn, rửa trôi. Các loại cỏ dại cũng không có cơ hội phát triển để tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng. Một loại cây thường dùng xen canh điển hình là cây họ đậu đỗ. Những cây này có tác dụng cố định nitơ trong đất, cung cấp nguồn đạm tự nhiên cho cây.

Một mảnh đất xen canh điển hình

Một mảnh đất xen canh điển hình

Cày, xới, bón phân trước mùa vụ

Sau một mùa vụ, một phần chất dinh dưỡng thấm sâu xuống đất, một phần đã được rễ cây hấp thụ. Khi gieo trồng vụ mùa mới, cây sẽ cần thời gian phát triển bộ rễ đâm sâu xuống nơi có chất dinh dưỡng. Vì vậy, “cày sâu cuốc bẫm” kết hợp với bón phân trước mỗi vụ mùa là cách làm tăng độ tơi xốp cho đất hiệu quả. Những loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế, phân vi sinh, rơm, rạ, than bùn được khuyến khích sử dụng để cải tạo độ phì nhiêu.

Cày xới đất trước mỗi vụ mùa là tăng độ tơi xốp cho đất

Cày xới đất trước mỗi vụ mùa là tăng độ tơi xốp cho đất

Đảm bảo nguồn nước tưới

Các cụ có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vì vậy, nước là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nguồn nước tưới phải luôn đảm bảo để cải thiện độ phì trên đất bạc màu. Giữ cho đất có độ ẩm nhất định, tăng độ tơi xốp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Nước tưới là yếu tố quan trọng nhất

Nước tưới là yếu tố quan trọng nhất

Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu

Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu không chỉ gây nên hiện tượng đất bạc màu mà còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Vì vậy, mọi người nên hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ vì một tương lai bền vững.

Trên đây, mình đã giải thích “độ phì nhiêu của đất là gì?”. Đồng thời, cung cấp một số biện pháp để làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Related Posts