Luật bóng đá 5 người mới nhất do FIFA ban hành năm 2020

Đối với đa số cổ động viên thì luật bóng đá Futsal mini vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Cùng tìm hiểu về luật bóng đá 5 người và những khác biệt của luật bóng đá này với bóng đá 11 người.

1. Bóng đá 5 người là gì?

Bóng đá 5 người hay còn được gọi là bóng đá mini, là một loại hình khác của bóng đá. Bóng đá mini dành cho các đối tượng là thiếu nhi và cả người lớn. Khi thi đấu mỗi đội bóng sẽ có 5 cầu thủ, trong đó có 1 thủ môn.

Các trận đấu bóng đá 5 người được diễn ra trên các sân bóng mini, thời lượng thi đấu cũng được rút ngắn hơn so với bóng đá 11 người. Sân thi đấu thường là các sân cỏ nhân tạo trong nhà, được ngăn bởi các lồng để bóng không bị rơi ra khỏi khu vực chơi bóng. Đây là phương pháp nhằm để trận đấu được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Futsal là một dạng của bóng đá mini, cũng có 5 người và được diễn ra trong nhà thi đấu.

Bóng đá 5 người là gì?

Bóng đá 5 người là gì?

Xem thêm:

Tìm hiểu về luật bóng đá 11 người theo tiêu chuẩn FIFA năm 2020

Luật bóng đá 7 người mới nhất – Những điều cầu thủ cần lưu ý

2. Luật bóng đá 5 người mới nhất do FIFA ban hành

Luật 1: Sân thi đấu

Kích thước

– Sân bóng đá 5 người có hình chữ nhật, chiều dọc luôn luôn phải lớn hơn chiều ngang.

– Kích thước các chiều (tối thiểu – tối đa) là: Chiều dọc (25m – 42m) x chiều ngang (15m – 25m).

Đường giới hạn

Các đường giới hạn có bề rộng 8cm, được kẻ rõ ràng. Các đường giới hạn dọc sân gọi là đường biên dọc. Các đường giới hạn ngang sân gọi là đường biên ngang.

Đường giới hạn giữa sân được chính giữa 2 đường biên dọc và song song với 2 đường biên ngang. Trung điểm của đường giới hạn cũng chính là tâm của sân. Lấy tâm sân là trung điểm kẻ  một vòng tròn có bán kính 3m.

Khu phạt đền

Từ 2 cột dọc của khung thành kẻ ¼ đường tròn bán kính 6m. Nối 2 điểm cuối của 2 cung ¼ đường tròn vừa vẽ được 1 đoạn thẳng có độ dài 3.16m, song song và cách đường biên ngang 6m. Khu vực nằm trong những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. ĐƯờng giới hạn của khu vực này gọi là đường 6m.

Điểm đá phạt đền thứ 1

Có 1 điểm được đánh dấu rõ ràng nằm trên đường 6m, giữa đoạn 3.16m. Đó chính là điểm đá phạt đền đầu tiên.

Điểm đá phạt đền thứ 2

Điểm đá phạt đền thứ 2 nằm trên đường vuông góc và cách đường biên ngang 10m. Điểm này cũng được đánh dấu rõ ràng để các cầu thủ dễ dàng xác định điểm đá phạt.

Sân thi đấu bóng đá 5 người

Sân thi đấu bóng đá 5 người

Cung đá phạt góc

– Từ 4 góc sân lây tâm là giao điểm của 2 đường biên, kẻ 1 đường tròn có bán kính 25cm. Đây chính là vị trí đặt bóng khi đá phạt góc.

– Vị trí đứng của cầu thủ đá phạt góc ở phía ngoài sân, cách điểm góc sân 5m, nằm trên đoạn thẳng vuông góc với đường biên ngang.

Khu vực thay cầu thủ dự bị của từng đội

Khu vực thay cầu thủ dự bị của mỗi đội nằm trên đường biên dọc phía ghế ngồi của đội bóng. Khu vực này có độ dài 5m, cách 5m với đường giới hạn nửa sân. Được xác định bởi 2 đường thẳng có độ dài 80cm, song song với nhau và vuông góc với đường biên dọc. Các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực này khi thực hiện thay người.

Lưu ý: Việc đổi khu vực 2 người của mỗi đội sẽ được thực hiện trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp để việc thay người của mỗi đội được thuận lợi.

Khung thành

– Khung thành nằm giữa 2 đường biên ngang, có 2 cột dọc trồng vuông góc với mặt sân, mép trong của 2 cột cách nhau 3m. 2 cột này được nối với nhau bằng 1 xà ngang, song song với mặt sân và mép xà ngang cách mặt sân 2m.

– Cột dọc, xà ngang có cùng đường kính là 8cm.

– Khung thành có thể tháo rời những phải được lắp đặt chặt, cố định dưới mặt sân để đảm bảo an toàn cho các cầu thủ.

– Lưới được làm bằng sợi vải, sợi đáy hoặc sợi nilon. Tuy nhiên sợ nilon không được phép nhỏ hơn sợi vải, đay. Lưới phải được mắc chắc chắn vào xà ngang, cột dọc, mặt sân và có khung đỡ phía sau khung thành.

Mặt sân

Mặt sân bằng phẳng, không thô nhám. Không sử dụng mặt dân bê tông hoặc tráng nhựa đường. Chất liệu mặt sân được khuyến khích sử dụng là gỗ hoặc phủ các chất liệu khác.

Luật 2: Bóng thi đấu

– Bóng hình tròn, bằng da. Có thể sử dụng bóng chất liệu khác nếu được công nhận. Không được sử dụng bóng có chất liệu có thể gây nguy hiểm có các cầu thủ thi đấu.

– Chu vi của bóng tối thiểu 62cm, tối đa 64cm.

– Trọng lượng bóng khi bắt đầu trận đấu không vượt quá 440g nhưng không được nhẹ hơn 400g.

– Chỉ trọng tài chính mới được quyền thay đổi bóng thi đấu.

Luật 3: Số lượng cầu thủ tham gia thi đấu

– Mỗi đội bóng có 5 cầu thủ, trong đó có 1 thủ môn. 1 trận đấu phải có 2 đội bóng.

– Trong một giải đấu chính thức thuộc FIFA hay do các Liên đoàn bóng đá quốc gia, khu vực và châu lục tổ chức các đội đều được quyền thay người.

– Mỗi đội có tối đa 7 cầu thủ dự bị.

– Không hạn chế số lần thay đổi người (kể cả thủ môn), được tiến hành cả khi bóng đang trong hay ngoài cuộc.

Số lượng cầu thủ tham gia thi đấu

Số lượng cầu thủ tham gia thi đấu

Quy định thay thế cầu thủ

+ Cầu thủ rời sân trong khu vực thay người của đội mình.

+ Cầu thủ vào sân trong khu vực thay người của đội mình chỉ khi cầu thủ bị thay đã ra khỏi sân hoàn toàn.

+ Trọng tài có quyền quyết định 1 cầu thủ dự bị có quyền tham gia thi đấu hay không.

+ Việc thay người hoàn tất khi cầu thủ thay thế đã vào sân. Khi này cầu thủ đó đã trở thành người thi đấu chính thức. Cầu thủ được thay ra lại trở thành cầu thủ dự bị.

+ Mỗi cầu thủ bất kỳ đều có thể thay thế thủ môn. Tuy nhiên việc thay thế phải được báo cho trọng tài và trận đấu được dừng lại để cầu thủ thay trang phục.

Các hình thức xử phạt

+ Khi có cầu thủ vi phạm mục 6, trận đấu vẫn tiếp tục. Cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo ngay lần bóng ngoài cuộc đầu tiên.

+ Nếu cầu thủ thay người vào sân trước khi cầu thủ bị thay ra khỏi sân thì trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu. Sau đó buộc cầu thủ bị thay nhanh chóng rời khỏi sân, cảnh cáo cầu thủ vào thay thế. Cuối cùng trận đấu được bắt đầu trở lại bằng một quả phạt gián tiếp ngay tại vị trí bóng dừng. Nếu bóng nằm trong khu vực cấm địa thì thì quả phạt gián tiếp được thực hiện trên vạch 6m, điểm gần vị trí bóng dừng nhất.

+ Nếu cầu thủ bị thay thế ra sân không đúng phạm vi khu vực thay cầu thủ của đội nhà trọng tài sẽ ra hiệu dừng trận đấu. Cầu thủ phạm lỗi sẽ bị cảnh cáo. Đội bạn được hưởng 1 quả phạt gián tiếp tại vị trí bóng dừng khi tiếp tục trận đấu. Nếu bóng nằm trong khu vực cấm địa thì quả phạt gián tiếp được thực hiện trên vạch 6m, điểm gần vị trí bóng dừng nhất.

Luật 4: Trang phục thi đấu của cầu thủ

– Cầu thủ không được mang theo bất kỳ vật gì có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ khác khi tham gia thi đấu.

– Trang phục cơ bản của cầu thủ bao gồm: Áo thun, quần đùi, bít tất dài, bọc ống quyển, giày. Chỉ sử dụng loại giày vải, da mềm hoặc giày thể thao đế bằng cao su mềm.

– Áo của cầu thủ phải có số. Mỗi cầu thủ của 1 đội phải  có 1 số áo khác nhau. 2 đội mặc áo có màu khác nhau và khác màu áo của trọng tài.

– 1 Cầu thủ đang thi đâu muốn thay thế vị trí thủ môn buộc phải mặc áo thủ môn có số áo mà cầu thủ đó đã đăng ký.

– Bất kỳ 1 cầu thủ nào mặc trang phục không đúng sẽ bị trọng tài mời ra khỏi sân chỉnh đốn trang phục. Sau khi trang phục tề chỉnh mới được vào sân khi bóng ngoài cuộc và được sự cho phép của 1 trong 2 trọng tài.

Trang phục thi đấu bóng đá 5 người

Trang phục thi đấu bóng đá 5 người

Luật 5: Trọng tài chính điều khiển trận đấu

Mỗi trận đấu sẽ được điều khiển bởi 1 trọng tài chính. Quyền hạn, nhiệm vụ của trọng tài chính được quy định trong Luật Bóng đá. Quyền hạn, nhiệm vụ này được bắt đầu khi trọng tài bước vào sân đấu và kết thúc khi trọng tài rời sân.

Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm trong thời gian ở trên sân điều khiển trận đấu, bao gồm thời điểm trận đấu tạm dừng hay bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của trọng tài trong trận đấu đều là quyết định cuối cùng.

Nhiệm vụ  của trọng tài chính

– Đảm bảo việc áp dụng và thực hiện Luật Bóng đá.

– Không thổi phạt nếu điều đó tạo lợi thế cho đội phạm lỗi.

– Ghi nhận mọi diễn biến, sự có trước – trong – và sau trận đấu.

– Đảm bảo việc theo dõi thời gian thi đấu nếu không có trọng tài thứ 3 và thư ký bấm giờ.

Quyền hạn của trọng tài chính

– Nếu có bất kỳ vi phạm nào về Luật Bóng đá trọng tài được quyền dừng trận đấu. Tạm dừng hay dừng hẳn trận đấu phụ thuộc vào quyết định của trọng tài. Trong những trường hợp này trọng tài phải gửi báo cáo chi tiết cho BTC theo đúng quy định của Liên đoàn bóng đá Quốc gia tổ chức trận đấu.

– Trọng tài có quyền phạt cảnh cáo bất kỳ cầu thủ nào sử dụng những hành vi khiếm nhã được quy định trong Luật Bóng đá ngay khi bước vào sân thi đấu. Nếu tiếp tục tái phạm, cầu thủ đó có thể sẽ bị truất quyền thi đấu. Đối với trường hợp này trọng tài cũng phải gửi báo cáo chi tiết danh sách cầu thủ phạm lỗi cho BTC theo đúng quy định của Liên đoàn bóng đá Quốc gia.

– Chỉ cầu thủ và trọng tài thứ 2 được phép vào sân. Ngoài ra, bất kỳ ai khác muốn vào sân đều phải được sự cho phép của trọng tài chính.

– Trọng tài được dừng trận đấu trong trường hợp có cầu thủ bị chấn thương nghiêm trọng. Cho đưa ngay cầu thủ đó ra ngoài sân và ra hiệu tiếp tục trận đấu. Nếu cầu thủ bị chấn thương nhẹ thì trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu khi bóng ngoài cuộc, hoặc cầu thủ tự ra ngoài đường biên để được chăm sóc y tế.

– Truất quyền thi đấu của 1 cầu thủ nếu trọng tài nhận thấy cầu thủ đó cố tình phạm lỗi thô bạo, sử dụng hành vi bạo lực hoặc lời lẽ thô tục, mạt sát người khác.

– Ra hiệu tiếp tục trận đấu sau mỗi lần tạm dừng.

– Quyết định bóng thi đấu đúng theo quy định của Luật 2.

Trọng tài chính điều khiển trận đấu

Trọng tài chính điều khiển trận đấu

Luật 6: Trọng tài thứ 2

– Trọng tài thứ 2 hoạt động tại phía đối diện với trọng tài chính, có quyền hạn như trọng tài chính trừ những nội dung được đề cập trong Luật 5.

– Trọng tài thứ 2 cũng có quyền dừng trận đấu nếu có bất kỳ vi phạm nào về Luật Bóng đá được đề cập trong Luật 5.

– Bên cạnh đó, nhiệm vụ của trọng tài thứ 2 bao gồm:

+ Theo dõi thời gian 2 phút phạt dành cho đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu trong trường hợp không có trọng tài thứ 3 và thư ký bấm giờ.

+ Giám sát việc đổi cầu thủ có tuân thủ quy định của Luật Bóng đá hay không.

+ Giám sát thời gian hội ý của các đội (1 phút).

+ Nếu trọng tài thứ 2 không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc can thiệp thiếu trách nhiệm thì trọng tài chính có quyền thay trọng tài thứ 2 và báo cáo sự việc lên BTC.

+ Trọng tài thứ 2 cũng phải được trang bị còi.

Luật 7: Trọng tài thứ 3 và thư ký bấm giờ

Trong các trận thi đấu quốc tế phải có trọng tài thứ 3 hoạt động cùng với thư ký bấm giờ. Nhiệm vụ của 2 nhân sự này bao gồm:

Nhiệm vụ của trọng tài thứ 3

– Giám sát hoạt động của thư ký bấm giờ.

– Giám sát và ghi chép 5 lỗi tổng hợp đầu tiên của mỗi đội bóng và báo lại ngay cho trọng tài chính khi có 1 đội phạm đủ 5 lỗi tổng hợp.

– Ghi chép số lần và thời gian mỗi lần tạm dừng trận đấu. Ghi chép toàn bộ thông tin các cầu thủ ghi được bạn thắng, cầu thủ phải nhận thẻ vàng, thẻ đỏ và cung cấp mọi thông tin liên quan đến trận đấu. Nếu có trọng tài bị chấn thương không thể tiếp tục nhiệm vụ thì trọng tài thứ 3cos thể là người thay thế trọng tài chính hoặc trọng tài thứ 2.

Nhiệm vụ của thư ký bấm giờ

– Đảm bảo thời gian thi đấu của trận đấu theo đúng quy định của Luật 8 bằng cách:

+ Bấm giờ khi bắt đầu giao bóng, phát bóng, đá biên, phạt góc, phạt gián tiếp, phạt trực tiếp, phạt đền, thả bóng hoặc hội ý.

+ Bấm dừng khi bóng ở ngoài cuộc.

– Giám sát thời gian hội ý trong đúng 1 phút, 2 phút khi 1 đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu.

– Dùng còi (khác với còi của 2 trọng tài) hoặc ký hiệu để báo hiệu kết thúc các hiệp đấu, kết thúc thời gian hội ý.

– Giám sát các lần hội ý của mỗi đội, hỗ trợ 2 trọng tài và các đội thực hiện hội ý, ra hiệu cho phép hội ý khi các HLV yêu cầu.

– Báo cho trọng tài ngay khi 1 đội phạm đủ 5 lỗi tổng hợp đầu tiên. Giám sát việc xử phạt 5 lỗi tổng hợp đầu trong từng hiệp của trọng tài.

– Giám sát và ghi chép lý do cụ thể của mỗi lần tạm dừng trận đấu. Ghi biên bản những lần hội ý, cầu thủ ghi bàn, bị phạt cảnh cáo hay bị truất quyền thi đấu và tất cả mọi thông tin khác liên quan đến trận đấu.

Trọng tài có quyền bác bỏ hoặc thay đổi trọng tài thứ 3 và thư ký bấm giờ nếu thấy những nhân sự này hành động thiếu trách nhiệm. Đồng thời phải báo cáo sự việc lên BTC kịp thời.

Đồng hồ bấm giờ và thiết bị cần thiết của thư ký bấm giờ do BTC hoặc Liên đoàn bóng đá trang bị.

Trọng tài thứ 3 và thư ký bấm giờ

Trọng tài thứ 3 và thư ký bấm giờ

Luật 8: Thời gian thi đấu

– 1 trận có 2 hiệp đấu, mỗi hiệp 20 phút.

– Thư ký bấm giờ giám sát thời gian thi đấu.

– 1 đội được hưởng quả phạt đền ngay trước thời điểm dừng trận đấu thì trận đấu sẽ được kéo dài cho đến khi đội đó thực hiện xong cú phạt đền.

– Các đội được quyền hội ý 1 phút trong mỗi hiệp đấu nếu tuân thủ các quy định sau:

+ HLV của đội bóng yêu cầu hội ý qua thư ký bấm giờ tại bất kỳ thời điểm nào của trận đấu.

+ Thư ký  bấm giờ chỉ được cho phép hội ý vào thời điểm đội bóng xin hội ý đang khống chế bóng.

+ Chỉ thực hiện hội ý bên trong sân thi đấu. Các HLv nhắc nhở đội bóng bằng cách đứng gần đường biên dọc tại vị trí của ghế cầu thủ dự bị.

+ Các đội chỉ được hội ý mỗi hiệp 1 lần. Nếu hiệp 1 đội nào không hội ý coi như đã bỏ qua quyền hội ý của hiệp này.

– Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp tối đa 15 phút.

Luật 9: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Bắt đầu trận đấu

– Chọn đội được quyền ưu tiên bằng cách tung đồng xu trước trận đấu. Đội này được chọn sân hoặc đá quả giao bóng. Chỉ được đá giao bóng trước sau khi trọng tài thổi còi cho phép. Cầu thủ 2 đội đứng trên phần sân của đội mình. Đội đối phương đứng cách bóng tối thiểu 3m khi giao bóng. Bóng được tính là vào cuộc sau khi được đá và bắt đầu di chuyển. Cầu thủ giao bóng không được tiếp xúc bóng lần 2 khi chưa có cầu thủ khác chạm bóng.

– Việc giao bóng cũng được thực hiện sau mỗi bàn thắng. Đội bị thua được quyền giao bóng.

– 2 đội đổi sân khi sang hiệp 2, quyền giao bóng thuộc về đội không được giao bóng tại hiệp 1.

– Giao bóng lại nếu không thực hiện đúng quy định.

– Cầu thủ giao bóng tiếp xúc bóng lần 2 khi chưa có cầu thủ khác chạm bóng thì đội đối phương nhận được quả phạt gián tiếp tại điểm phạm lỗi. Hoặc trên vạch 6m nếu điểm phạm lỗi nằm trong khu phạt đền.

– Bàn thắng được công nhận cả trong trường hợp đá giao bóng vào thẳng khung thành.

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Bắt đầu lại trận đấu

– Bắt đầu lại trận đấu bằng quả thả bóng trong các trường hợp tạm dừng trận đấu không nằm trong điều luật nào, bóng vẫn trong sân. Và được thực hiện tại điểm bóng dừng bởi 1 trong 2 trọng tài. Nếu bóng dừng trong khu vực cấm địa bóng sẽ được thả trên vạch 6m gần vị trí bóng dừng nhất.

– Khi chạm sân bóng được tính là trong cuộc. Thực hiện lại nếu bóng vượt các đường biên khi bóng chưa tiếp xúc bất kỳ 1 cầu thủ nào.Khi bóng chưa chạm mặt sân cầu thủ không được phép tiếp xúc bóng. Nếu vi phạm sẽ phải thả bóng lại.

Luật 10: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng được tính là ngoài cuộc khi:

– Bóng ra ngoài các đường biên.

– Sau tiếng còi dừng trận đấu.

– Bóng được tính là trong cuộc khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, loại trừ 2 trường hợp bên trên.

Luật 11: Bàn thắng hợp lệ

– Bàn thắng được tính là hợp lệ khi vượt qua vạch nối giữa 2 cột và nằm dưới xà ngang.

– bàn thắng không được công nhận khi:

+ Rơi vào những trường hợp không công nhận bàn thắng được Luật Bóng đá quy định.

+ Cầu thủ dùng tay chơi bóng.

Luật 12: Lỗi hành vi thiếu đạo đức

Phạt trực tiếp

Đội bóng nhận được một quả phạt trực tiếp khi cầu thủ đối phương phạm các lỗi sau:

– Tìm cách đá hoặc đá cầu thủ đối phương.

– Tìm cách ngáng hoặc ngáng chân cầu thủ đối phương.

– Nhảy lên người cầu thủ đội bạn.

– Dùng vai chèn đối phương.

– Tìm cách đánh hoặc đánh đối phương.

– Xô đẩy, lôi kéo.

– Nhổ nước bọt vào người khác.

– Xoạc bóng. Thủ môn xoạc bóng thô bạo.

– Cố tình dùng tay chơi bóng hoặc thủ môn dùng tay chơi bóng ngoài vòng cấm địa.

– Phạt trực tiếp tại địa điểm phạm lỗi hoặc trên vạch 6m gần bóng nhất nếu điểm phạm lỗi nằm trong khu vực cấm địa.

Lỗi hành vi thiếu đạo đức

Lỗi hành vi thiếu đạo đức

Phạt gián tiếp

– Phạt gián tiếp do lỗi của thủ môn:

+ Nhận bóng chuyền về sau khi phát bóng mà bóng chưa vượt qua vòng cấm địa hoặc chạm vào cầu thủ đội bạn.

+ Dùng tay tiếp xúc bóng khi đồng đội chuyền về hoặc đá biên.

+ Dùng tay khống chế bóng quá 4s.

– Phạt gián tiếp do lỗi của cầu thủ:

+ Sử dụng lối chơi nguy hiểm.

+ Cố tình cản trở đối phương di chuyển khi không tranh cướp bóng.

+ Cản trở thủ môn đưa bóng vào cuộc.

+ Phạm các lỗi không thuộc Luật 12 khiến trận đấu phải tạm dừng để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ.

– Cầu thủ bị phạt cảnh cáo bằng thẻ vàng khi:

+ Sử dụng hành vi khiếm nhã.

+ Phản đối quyết định của trọng tài.

+ Phạm lỗi nhiều lần.

+ Giữ bóng ngoài cuộc quá thời gian cho phép.

+ Đứng quá gần bóng khi đội nhà bị đá phạt hoặc khi ném bóng vào cuộc.

+ Ra vào sân không được trọng atif cho phép, vi phạm quy định thay thế cầu thủ.

+ Tự ý rời sân.

– Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ, truất quyền thi đấu khi:

+ Sử dụng bạo lực hoặc chơi bóng thô bạo.

+ Nhổ nước bọt vào người khác.

+ Dùng tay hoặc chơi bóng thô bạo ngăn cản đối phương ghi bàn.

+ Sử dụng lời nói thô tục.

+ Bị thẻ vàng thứ 2.

Luật 13: Những quả đá phạt

Phân loại đá phạt

– Phạt trực tiếp bàn thắng được công nhận cả khi bóng bay thẳng vào khung thành.

– Phạt gián tiếp không công nhận bàn thắng nếu bóng bay thẳng vào khung thành.

– Khi đá phạt cầu thủ đối phương đứng cách bóng tối thiểu 5m trong phạm vi sân bóng.

– Dừng đá phạt cho đến khi cầu thủ đứng đúng vị trí.

– Đá phạt lại khi cầu thủ đối phương tiến gần hơn 5m khi bóng chưa được đá và di chuyển.

Cách xử phạt

– Cầu thủ chạm bóng ngay sau khi đá phạt, chưa có cầu thủ khác chạm bóng, đội bạn được hưởng 1 quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi. Thực hiện đá phạt trên vạch 6m nếu phạm lỗi trong vòng cấm địa.

– Thời gian chuẩn bị đá phạt quá 4s thì đội bạn sẽ được hưởng 1 quả phạt gián tiếp.

– Ký hiệu của trọng tài khi đá phạt:

+ Phạt trực tiếp: Sau khi thổi còi, trọng tài chỉ 1 tay về hướng phạt, tay còn lại chỉ xuống đất và ra hiệu lỗi thứ mấy với thư ký bấm giờ hoặc trọng tài thứ 3.

+ Phạt gián tiếp: Trọng tài giơ 1 tay cao hơn đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước và giữ nguyên tư thế cho đến khi cầu thủ thực hiện xong quả phạt.

Luật 14: Lỗi tổng hợp

Các lỗi tổng hợp

– Các lỗi phạt trực tiếp trong luật 12 mới được tính vào số lỗi tổng hợp.

– 5 lỗi tổng hợp đầu tiên trong mỗi hiệp của 2 đội đều được ghi vào biên bản.

– Đội bạn được làm hàng rào, cách xa bóng tối thiểu 5m khi bị phạt 5 lỗi tổng hợp đầu tiên. Từ lỗi thứ 6 không được làm hàng rào.

– Báo trước với trọng tài cầu thủ đá phạt.

– Các cầu thủ khác phải ở trong sân khi thực hiện đá phạt.

– Thủ môn phải đứng trong vòng cấm địa, cách xa bóng tối thiểu 5m.

– Đội bạn đứng cách bóng 5m, không được cản trở việc đá phạt, chỉ được vượt qua 5m khi bóng đã được đá và di chuyển.

Lỗi tổng hợp bóng đá 5 người

Lỗi tổng hợp bóng đá 5 người

Thực hiện đá phạt lỗi tổng hợp

– Phải đá phạt để ghi bàn, không được chuyền bóng.

– Không cầu thủ nào được tiếp xúc trước khi bóng chạm vào người thủ môn, xà ngang, cột dọc và các đường giới hạn.

– Đá phạt cách biên ngang 6m, tương ứng hoặc gần điểm phạm lỗi nhất.

– Đội đá phạt được chọn điểm đá phạt trên chấm phạt đền thứ 1 hoặc thứ 2 với những lỗi tổng hợp từ lần thứ 6.

– Lỗi tổng hợp của hiệp 2 có giá trị trên cả 2 hiệp phụ.

Cách xử phạt

– Các vi phạm quy định do đội bị phạt phạm phải thì việc đá phạt sẽ được thực hiện lại với những trường hợp không có bàn thắng. Nếu có bàn thắng, bàn thắng vẫn được công nhận.

– Nếu đội đá phạt phạm lỗi, thực hiện đá phạt lại nếu có bàn thắng, bỏ qua lỗi nếu không ghi bàn.

– Cầu thủ đá phạt phạm lỗi chạm bóng lần 2, đội bạn được hưởng quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi hoặc trên vạch 6m nếu phạm lỗi trong vòng cấm địa.

Luật 15: Đá phạt đền

Phạt đền sẽ xảy ra nếu cầu thủ phạm lỗi trong khu vực cấm địa của đội nhà. Bàn thắng được công nhận nếu bóng bay thẳng vào khung thành đối phương. Nếu 1 đội được hưởng quả phạt đền vào thời điểm kết thúc trận đấu thì thời gian thi đấu được kéo dài đến khi kết thúc đá phạt đền.

Vị trí đặt bóng và cầu thủ

– Đặt bóng tại điểm phạt đền thứ 1.

– Cầu thủ đá phạt phải được thông báo với trọng tài.

– Thủ môn đội bị phạt đứng giữa 2 cột dọc, đối mặt với cầu thủ đá phạt cho đến khi bóng vào cuộc.

– Các cầu thủ khác đứng trong sân, ngoài khu vực phạt đền, phía sau điểm đá phạt, cách tối thiểu 5m.

Trình tự đá phạt

– Bóng phải được đá về phía trước.

– Cầu thủ đá phạt không được chạm bóng lần 2 khi chưa có cầu thủ khác tiếp xúc bóng.

– Bóng được tính là vào cuộc khi đã được đá và di chuyển.

Vi phạm và xử phạt

– Cầu thủ đội bị phạt phạm lỗi:

+ Thực hiện đá phạt lại nếu không có bàn thắng.

+ Bàn thắng được công nhận nếu bóng vào lưới.

– Cầu thủ bên đội đá phạt phạm lỗi:

+ Đá lại nếu bóng vào lưới.

+ Không đá lại nếu bóng ra ngoài.

– Cầu thủ đá phạt phạm lỗi: Đội đối phương được hưởng đá phạt gián tiếp.

Luật 16: Đá biên

– Bóng vượt qua đường biên dọc, đội không có cầu thủ chạm bóng cuối cùng được đá bên về hướng bất kỳ.

– Khi đá biên cầu thủ được dẫm 1 chân lên đường biên hoặc đứng ngoài sân. Bóng được đặt trên biên dọc, được tính là vào cuộc sau khi được đá và di chuyển.

– Cầu thủ đá biên không chạm bóng lần 2 trước khi cầu thủ khác tiếp xúc bóng. Cầu thủ đối phương đứng cách bóng tối thiểu 5m.

– Bóng vào lưới trực tiếp sẽ không được công nhận bàn thắng.

– Cách xử phạt:

+ Không đá biên đúng quy định, cầu thủ đá biên giữ bóng quá 4s vị trí quyền đá biên được chuyển cho đội bạn.

+ Đội bạn được hưởng 1 quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi nếu cầu thủ đá biên chạm bóng lần 2 trước khi có cầu thủ khác tiếp xúc bóng.

+ Nếu phạm lỗi trong khu cấm địa việc đá phạt được thực hiện trên vạch 6m gần với địa điểm phạm lỗi nhất.

Đá biên bóng đá 5 người

Đá biên bóng đá 5 người

Luật 17: Ném phát bóng

– Nếu đội tấn công làm bóng vượt qua đường biên ngang thì đội bị tấn công được hưởng 1 quả ném phát bóng.

– Thủ môn ném phát bóng từ trong khu cấm địa, bóng được coi là trong cuộc ngay khi rời khỏi khu cấm địa.

– Thủ môn có thể ném bóng trực tiếp sang sân đối phương, các cầu thủ đối phương phải đứng ngoài vòng cấm địa khi thủ môn ném phát bóng.

– Xử phạt:

+ Bàn thắng không được công nhận nếu ném phát bóng vào thẳng khung thành đối phương.

+ Bóng tiếp xúc đồng đội của thủ môn ném phát trong khu cầu môn thì phải thực hiện ném lại.

+ Đối phương được hưởng phạt gián tiếp nếu thủ môn nhận bóng chuyền về từ đồng đội ngay sau khi phát bóng. Cú phạt được thực hiện trên vạch 6m gần điểm phạm lỗi nhất.

Luật 18: Phạt góc

– Khi cầu thủ đội phòng thủ tiếp xúc khiến bóng vượt đường biên ngang thì đội tấn công được hưởng 1 quả phạt góc.

– Việc phạt góc được thực hiện trong cung phạt góc. Cầu thủ đối phương đứng cách bóng tối thiểu 5m trong sân, ngang vạch quy định cho đến khi bóng vào cuộc.

– Bóng vào thẳng khung thành đối phương sẽ được tính là 1 bàn thắng.

– Xử phạt:

+ Cầu thủ đá phạt góc chạm bóng lần 2 trước khi có cầu thủ khác tiếp xúc bóng thì đối phương được hưởng 1 quả phạt gián tiếp tại điểm phạm lỗi. Hình thức phạt này áp dụng cả khi cầu thủ đá phạt giữ bóng quá 4s.

+ Đá phạt lại nếu thực hiện không đúng quy định.

Hướng dẫn đá luân lưu 6m

Trong trường hợp trận đấu loại trực tiếp có kết quả hòa sẽ phải thực hiện đá luân lưu 6m. Thủ tục bao gồm:

– Trọng tài chọn cầu môn đá luân lưu.

– Xác định đội đá trước bằng cách trọng tài tung đồng xu.

– Trọng tài ghi chép kết quả mỗi lần đá.

– Mỗi đội bóng được đá 5 lần.

– Quy định đá luân lưu:

+ Cầu thủ 2 đội đá xen kẽ nhau.

+ Đội trưởng thông báo với trọng tài danh sách 5 cầu thủ đá luân lưu.

+ 1 đội có số bàn thắng mà đối phương không thể san bằng tỷ số thì kết thúc đá luân lưu ngay sau bàn thắng đó.

+ Đội trưởng thông báo với trọng tài tên, số áo các cầu thủ không đá luân lưu khi kết thúc trận đấu.

+ Đá đối xứng từng quả nếu sau 5 lượt đá của mỗi đội không thể phân thắng – thua. Cầu thủ đã đá 5 quả đầu không được đá đối xứng cho đến khi đá hết lượt.

+ Mọi cầu thủ trên sân đều có thể thay thế thủ môn khi đá luân lưu.

+ Cầu thủ đã bị truất quyền thi đấu không được phép đá luân lưu.

+ Chỉ có trọng tài và cầu thủ đá luân lưu được ở lại trên sân.

+ Chỉ có cầu thủ đá phạt và thủ môn bắt bóng được ở lại khu vực đá luân lưu.

+ Các cầu thủ còn lại đứng trong sân và không cản trở quá trình đá 6m.

Hướng dẫn đá luân lưu 6m

Hướng dẫn đá luân lưu 6m

4. Những quyết định của hội đồng luật bóng đá 5 người FIFA

Sân bóng

– Kích thước sân bóng (tối thiểu – tối đa) trong các trận thi đấu quốc tế: 38m – 42m (dọc) x 18m – 22m (ngang).

– Biên ngang có kích thước 15m – 16m thì bán kính của cung ¼ vòng tròn phải đạt 4m. Tuy nhiên điểm phạt đền thứ nhất vẫn phải cách đường cầu môn 6m.

– Các trận đấu quốc tế không được dùng sân cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo, sân đất.

Sân bóng đá 5 người

Sân bóng đá 5 người

Bóng thi đấu

– Không dùng bóng nỉ trong các trận thi đấu quốc tế.

– Lần thả đầu tiên từ tầm cao 2m bóng phải đạt độ nảy tối thiểu 50cm và tối đa 65cm.

– Các trận thi đấu quốc tế chỉ được sử dụng bóng theo đúng luật định.

– Các trận đấu do FIFA hoặc liên đoàn bóng đá khu vực tổ chức chỉ được sử dụng những quả bóng đã được kiểm nghiệm và đạt những tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong luật 2. Đồng thời bóng cũng phải có những dòng chỉ dẫn bằng chữ như sau: FIFA APPROVED (biểu tượng chính thức được FIFA phê chuẩn), FIFA INSPECTED (biểu tượng chính thức được FIFA kiểm tra), Chứng nhận đạt tiêu chuẩn bóng thi đấu quốc tế.

– Đối với những trận đấu khác bóng thi đấu phải đạt những tiêu chuẩn thuộc điều luật 2. Tuy nhiên đối với các giải đấu quốc gia hoặc các giải đấu khác thì BTC có thể quyết định yêu cầu bóng sử dụng chỉ mang 1 trong những chỉ dẫn nói trên.

Số lượng cầu thủ

– Mỗi đội bắt buộc phải có 5 cầu thủ khi trận đấu bắt đầu.

– Nếu 1 trong 2 đội có 2 cầu thủ bị truất quyền thi đấu thì trận đấu sẽ được dừng lại, trọng tài gửi báo cáo tình hình trận đấu về BTC giải đấu.

Trang phục thi đấu

Bọc ống quyển phải được sản xuất từ các nhiên liệu có khả năng bảo vệ chân như cao su, xốp. Bọc ống quyển phải được che kín toàn bộ trong bít tất dài.

Trọng tài chính

– Nếu trọng tài chính và trọng tài thứ 2 cùng phát hiện 1 lỗi nhưng không cùng ý kiến về đội được đá phạt thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.

– Trọng tài chính và trọng tài thứ 2 cùng có quyền cảnh cáo hay truất quyền thi đấu của 1 cầu thủ. Trong trường hợp 2 trọng tài không có cùng ý kiến thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.

Trọng tài thứ 2

– Nhất định phải có trọng tài thứ 2 trong 1 trận đấu quốc tế.

– Nếu trọng tài chính và trọng tài thứ 2 cùng xác định được 1 lỗi nhưng không thống nhất đội nào được quyền đá phạt thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.

– Trong trường hợp cảnh cáo và truất quyền thi đấu của cầu thủ, trọng tài chính và trọng tài thứ 2 không thống nhất ý kiến thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.

Thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3

– Bắt buộc phải có thư ký bấm giờ đối với những trận đấu bóng đá 5 người quốc tế.

– Đồng hồ bấm giờ phải có đầy đủ các chức năng như cùng lúc theo dõi trận đấu, thời gian phạt 2 phút đối với các cầu thủ bị truất quyền thi đấu.

Thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3

Thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3

Thời gian thi đấu

– Trọng tài chính phải theo dõi thời gian trận đấu nếu không có thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3. HLV cũng phải yêu cầu hội ý thông qua trọng tài thứ 2.

– Các hiệp phụ không có thời gian hội ý.

Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

– Diện tích của mỗi khu vực bao gồm cả bề rộng của các vạch giới hạn.

– Tạm dừng trận đấu nếu bóng chạm trần trong sân thi đấu có mái che.

– Đội đối phương sẽ được hưởng quả đá biên tại điểm giao giữa đường biên dọc và đường biên ngang đối diện với điểm bóng chạm trần.

Lỗi hành vi thiếu đạo đức

– Cầu thủ bị thẻ đỏ khi cố tình truy cản trái phép cầu thủ đối phương ghi bàn. Đồng thời đội bóng của cầu thủ đó bị phạt 1 quả trực tiếp.

– Cầu thủ (không phải thủ môn) dùng tay cản bóng trong vòng cấm địa sẽ bị phạt thẻ đỏ.

– Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ không được coi là cầu thủ dự bị. Đội bóng của cầu thủ này phải thi đấu thiếu người trong 2 phút. Nếu có bàn thắng thì có thể rút ngắn thời gian phạt. Quy định cụ thể như sau:

+ Đội có nhiều cầu thủ hơn ghi được bàn thắng.

+ Cả 2 đội đều đang chơi với 4 cầu thủ, khi có bàn thắng cả 2 đội sẽ giữ nguyên số lượng cầu thủ.

+ Đội đang thi đấu với 3 người chỉ được bổ sung thêm 1 cầu thủ khi đội nhiều người hơn ghi bàn thắng.

+ Cả 2 đội đang thi đấu với 3 cầu thủ, khi có bàn thắng thì số cầu thủ vẫn được giữ nguyên.

+ Đội ít người hơn ghi bàn thắng thì không được bổ sung cầu thủ.

Lỗi hành vi thiếu đạo đức bóng đá 5 người

Lỗi hành vi thiếu đạo đức bóng đá 5 người

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu với các bạn toàn bộ luật bóng đá 5 người được FIFA ban hành năm 2020. Mong rằng những thông tin trên có thể hữu ích với các bạn.

Related Posts

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Array