Luật bóng đá 7 người mới nhất –  Những điều cầu thủ cần lưu ý

Bóng đá sân mini 7 người rất phổ biến tại Việt Nam. Ủy ban TDTT ban hành luật bóng đá 7 người được áp dụng cho các giải thi đấu trong nước và quốc tế. Các nhà tổ chức cũng như các cầu thủ thi đấu có thể căn cứ vào đó để xây dựng cho mình một sân chơi có điều lệ thi đấu minh bạch, đảm bảo tính chuyên môn.

Kích thước sân bóng trong luật bóng đá 7 người

– Sân bóng hình chữ nhật có kích thước 60m x 30m.

– Khu vực cấm địa có kích thước 6m (tính từ khung thành) x 8m.

– Chấm phạt đền cách khung thành 3.5m.

– Kích thước khung thành 3.6m (rộng) x 2.1m (cao).

Luật kích thước sân bóng

Kích thước sân bóng trong luật bóng đá 7 người

Xem thêm:

Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì? Tác dụng của FFP?

Luật bóng đá 7 người mới nhất – Những điều cầu thủ cần lưu ý

Luật về bóng thi đấu

Bóng được dùng trong thi đấu bóng đá 7 người là bóng da, size 5. Trọng tài là người có quyền quyết định loại bóng dùng trong trận đấu và thay đổi bóng trong trận đấu. Nếu bóng hỏng, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu để thay bóng. và trận đấu sẽ được tiếp tục tại vị trí bóng hỏng.

Luật về số lượng cầu thủ

– Số lượng cầu thủ thi đấu của mỗi đội là 7 hoặc 8, không giới hạn số lần thay người. Cầu thủ đã thay ra vẫn có thể vào sân thi đấu thay cho cầu thủ khác. 

– Danh sách các cầu thủ thi đấu phải được gửi cho Ban tổ chức trước giờ thi đấu.

Luật trang phục thi đấu

Trang phục cầu thủ của một đội phải đồng bộ với nhau. Thủ môn phải đeo găng tay, đội trưởng đeo băng đội trưởng.

Luật trang phục thi đấu

Luật trang phục thi đấu

Luật về trọng tài

– Trọng tài chính: Trọng tài chính là người thi hành các luật lệ thi đấu, được chọn trước khi trận đấu diễn ra. Quyết định của trọng tài trên sân bóng là quyết định cuối cùng. Nếu có sai phạm trọng tài sẽ phải chịu trách nhiệm trước ban tổ chức.

– Trợ lý trọng tài: Trợ lý trọng tài là người hỗ trợ trọng tài chính trong quản lý việc thay người, ghi biên bản trận đấu, quan sát cầu thủ phạm lỗi hay bóng ra ngoài sân.

Luật quy định thời gian thi đấu

1 trận đấu bóng đá 7 người sẽ diễn ra trong 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp là 1 phút, dành cho việc đổi sân.

Luật giao và thả bóng

– Trọng tài tung đồng xu trước khi trận đấu bắt đầu để quyết định đội nào giao bóng. Việc giao bóng được thực hiện tại điểm trung tâm khi bắt đầu trận đấu hoặc sau mỗi bàn thắng. Bóng phải được đá sang sân đối phương. Đội bạn đứng cách bóng 4.5m về phía sân của đội nhà.

– Khi dừng trận đấu đột ngột bóng phải được trả trở lại vị trí trước khi dừng trận đấu.

Luật giao và thả bóng

Luật giao và thả bóng

Luật quy định bóng ngoài cuộc và trong cuộc

Bóng được coi là ngoài cuộc khi đã lăn hết qua vạch sân và thời điểm trọng tài dừng trận đấu. Bóng trong cuộc với toàn bộ thời gian còn lại.

Luật phát bóng

Khi cầu thủ bên tấn công đá bóng đi hết đường biên ngang thì thủ môn đội bạn là người phát bóng lên. Điểm phát bóng nằm trong vòng cấm địa. Các cầu thủ đội nạ phải đứng cách bóng tối thiểu 3m bên ngoài khu vực cấm địa. Việc phát bóng phải thực hiện lại nếu có cầu thủ khác chạm vào trước khi bóng ra khỏi khu vực cấm địa.

Luật bàn thắng

Bàn thắng được tính khi bóng lăn qua vạch cầu môn, nằm trong khung thành, trước đó cầu thủ ghi bàn không phạm bất cứ 1 lỗi nào như việt vị, chạm tay vào bóng, phạm lỗi với cầu thủ đội bạn…

Luật bàn thắng

Luật bàn thắng

Luật phạm lỗi

Các hành vi bị tính là phạm lỗi trong luật bóng đá 7 người:

– Nhổ nước bọt vào cầu thủ đội bạn.

– Đá cao chân, ôm, đẩy, ngáng, đá, kéo.

– Chân chạm người đối phương trước khi xoạc bóng.

– Chạm tay vào bóng (trừ thủ môn ở trong khu vực cấm địa).

– Ngăn cản thủ môn thả bóng, cản trở cầu thủ đối phương di chuyển.

– Chơi bóng bằng các hành vi gây nguy hiểm.

– Thủ môn đón bóng của đồng đội bằng tay đội bạn sẽ được hưởng 1 quả đá phạt trực tiếp tại vị trí phạm lỗi.

– Trọng tài có quyền phạt thẻ với các lỗi nghiêm trọng. Thẻ vàng để cảnh cáo, thẻ đỏ cầu thủ sẽ bị đuổi ra khỏi sân, 2 thẻ vàng bằng 1 thẻ đỏ. Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ sẽ bị dừng thi đấu và cấm tham dự trận đấu tiếp theo.

Luật đá phạt

Cầu thủ đội bạn phải đứng cách bóng 3m. Cầu thủ đá phạt không được chạm bóng lần 2 trước khi có cầu thủ khác chạm vào. Nếu vi phạm sẽ bị phạt ngược lại.

Luật phạt đền

– Tất cả các cầu thủ đứng cách bóng 3m bên ngoài vòng cấm địa, trừ thủ môn bắt bóng và cầu thủ đá phạt đền.

– Trước khi bóng được đá thủ môn không được di chuyển ra khỏi vạch cầu môn.

– Cầu thủ chỉ được đá phạt sau khi trọng tài thổi còi báo hiệu.

Luật phạt đền

Luật phạt đền

Luật ném biên

Khi cầu thủ đội nhà tác động làm bóng vượt qua đường biên dọc thì đội đối phương sẽ được hưởng 1 quả ném biên từ vị trí bóng rời sân. Nếu bóng bay vào khung thành sau cú ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng đã chạm người (trừ tay) của cầu thủ khác.

Luật phạt góc

Cú phạt góc được thực hiện khi bóng vượt qua đường biên ngang sau khi tiếp xúc với cầu thủ đội bị tấn công. Khi đá phạt, cầu thủ đối phương đứng cách bóng tối thiểu 3m. Cầu thủ đá phạt không được chạm bóng lần 2 trước khi cầu thủ khác tiếp xúc với bóng. Nếu vi phạm sẽ bị phạt trực tiếp. Bàn thắng được công nhận cả khi bóng bay thẳng vào khung thành.

Luật về hình phạt

– Thẻ vàng bị phạt 3 Euro.

– Thẻ đỏ bị phạt 5 Euro. 

nếu xảy ra trường hợp 2 đội ẩu đả trên sân BTC sẽ đưa ra các hình thức kỷ luật căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm như sau:

– Hủy kết quả thi đấu.

– Loại đội bóng ra khỏi giải.

– Cấm đội bóng vi phạm thi đấu các giải UVYD sau.

Luật việt vị

– Cầu thủ bị tính là việt vị khi cầu thủ đá đi qua đường 13m sang sân đối phương. Đồng thời vị trí của cầu thủ gần đường hiên ngang hơn gần bóng. 

– Cầu thủ chỉ phạm lỗi việt vị khi ở vị trí việt vị tại thời điểm khống chế bóng hoặc nhận đường chuyền từ đồng đội.

– Đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp khi cầu thủ đội nhà phạm lỗi việt vị.

– Đường 13m là đường chia đôi sân mỗi bên dài 13m tính tới đường biên ngang.

– Phạt lỗi việt vị tại thời điểm đồng đội chuyền bóng cho cầu thủ bị việt vị.

– Một cầu thủ không phạm lỗi việt vị khi đứng ngang hàng 1 cầu thủ đối phương và có 1 cầu thủ khác bên đối phương đứng gần đường biên ngang hơn.

 Hoặc khi cầu thủ đó đứng ngang hàng với 2 cầu thủ cuối cùng của đội bạn.

– Trợ lý trọng tài chỉ được căng cờ báo lỗi việt vị khi đã xác định chính xác lỗi. Trong những trường hợp không thể xác định chính xác trợ lý trọng tài không được tham gia tình huống đó.

Luật việt vị

Luật việt vị

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu luật bóng đá 7 người do Ủy ban TDTT quốc gia ban hành ngày 13/04/2001 và được áp dụng cho tất cả các giải thi đấu đến nay. Mong rằng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Related Posts