Manchester City và Pari Saint Germain là 2 đội bóng đầu tiên bị UEFA phạt vì vi phạm luật công bằng tài chính. Vậy Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì? Tại sao 2 đội bóng giàu có này lại bị phạt? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?
Luật công bằng tài chính (Financial Fair Play – FFP) là điều luật được đưa ra dưới sự khởi xướng của cựu chủ tịch UEFA Michel Platini và đồng sự vào năm 2009. Luật này nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các câu lạc bộ bóng đá châu Âu.
Các đội bóng sẽ phải công khai ngân sách tài chính. Đặc biệt là phải công khai những giao dịch chuyển nhượng, mua bán các cầu thủ.
Điều luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2011 đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền bóng đá châu Âu. Bởi luật này không cho phép các CLB đang có khó khăn tài chính được phép tham dự cúp châu Âu.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?
Xem thêm:
Giải đáp cho thắc mắc: Luật bóng đá được thay mấy người?
Luật bóng đá 7 người mới nhất – Những điều cầu thủ cần lưu ý
Hoàn cảnh ra đời của Luật công bằng tài chính bóng đá
– Năm 2009 Ủy ban quản lý tài chính của UEFA đã bàn bạc và soạn thảo FFP.
– Năm 2011, FFP được thông qua và công bố. Ngày 01/06/2011 FFP bắt đầu có hiệu lực.
Michel Platini nói “50% các CLB đang chi bộn tiền và đây trở thành một trào lưu”. Và UEFA giới thiệu FFP như là một biện pháp hiệu quả ngăn các CLB sử dụng “Doping tài chính”. Nguyên văn đoạn phát biểu khởi xướng luật công bằng tài chính trong bóng đá của Platini như sau: “Chúng ta cần phải ngăn điều này lại. Họ chi nhiều hơn những gì họ kiếm được trong quá khứ, và lại còn nợ xấu. Chúng ta không muốn triệt hạ các đội bóng, mà ngược lại, chúng ta giúp họ phát triển”.
Năm 2009 là năm các CLB đã chi những khoản tiền rất lớn cho việc mua bán – chuyển nhượng, trả lương cho các cầu thủ trong khi doanh thu của họ lại rất hạn chế. Dù vậy, các CLB này vẫn được vẫn hành rất trơn tru dưới sự hậu thuẫn của các ông chủ giàu có. Những chế tài của FFP buộc họ phải tuân thủ những quy định về việc chi tiền cho việc trả lương và chuyển nhượng cầu thủ.
Không chỉ thế, FFP còn kiểm soát cả việc cân bằng tài chính giữa đầu ra (lương, phí chuyển nhượng) và doanh thu đầu vào (tiền bán vé, các hợp đồng quảng cáo, bản quyền truyền hình). Tuy vậy, FFP không kiểm soát các chi phí cho xây dựng và đào tạo đội trẻ, xây dựng SVĐ hay khu tập luyện.
Hoàn cảnh ra đời của Luật công bằng tài chính bóng đá
Tác dụng của FFP
Sự chênh lệch về tài chính giữa các CLB dẫn đến sự mất công bằng trong thi đấu. Các CLB có những ông chủ giàu có sẽ chi rất nhiều tiền để mang về cho đội bóng những cầu thủ xuất sắc nhất. Điều này khiến cho trình độ của các đội bị mất cân bằng nghiêm trọng khiến các trận đấu gần như rơi vào tình trạng chưa đá đã biết trước kết quả.
Minh chứng tiêu biểu nhất cho ví dụ này chính là Man City và PSG, 2 nhà vô địch của Anh và Pháp, là 2 CLB thuộc sở hữu của những ông chủ giàu có. Nhờ vào sức mạnh tài chính nên họ đã có những cuộc trao đổi, thu mua cầu thủ rầm rộ sau mỗi mùa giải. Qua đó những CLB này cũng rất dễ dàng giành được những danh hiệu vô địch tại quốc gia mình.
Luật công bằng tài chính cho bóng đá được thông qua để hạn chế việc “lạm phát” của các đội bóng, giúp họ xây dựng được nền tảng tài chính vững chắc. Đồng thời luật cũng giúp cho các giải đấu không bị mất đi sức hấp dẫn bởi những kết quả dễ dàng đoán trước.
Tác dụng của FFP
Các điều khoản của FFP
– Công khai tài chính cũng như các hoạt động chuyển nhượng, tiền hoa hồng cho các nhà đại diện.
– Lỗ hơn 100 triệu Euro trên TTCN sẽ bị đặt vào tình trạng báo động buộc các CLB phải đảm bảo tài chính.
– Trừng phạt nhanh chóng.
Các điều khoản của FFP
Các hình thức phạt của FFP
– Cảnh báo
– Phạt hành chính
– Trừ điểm
– UEFA rút vốn khỏi các giải đấu
– Cấm đăng ký số lượng cầu thủ trong các giải đấu của UEFA
– Loại khỏi các giải đấu đang tham gia
– Loại khỏi các giải đấu trong tương lai
Các hình thức phạt của FFP
Điểm bất cập của FFP
– Khoảng cách về tài chính và sức mạnh của các CLB không được rút ngắn, việc cạnh tranh bất bình đẳng không thể chấm dứt. Ngược lại, dường như FFP đang nhấn mạnh và gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các đội bóng.
– Không mang lại sự công bằng. Các đội bóng lớn vẫn tiếp tục giàu có và lớn mạnh bởi các cầu thủ giỏi sẽ không đầu quân cho những đội bóng nghèo, chất lượng kém.
– Các án phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Điểm bất cập của FFP
Án phạt dành cho các đội bóng
– Hình phạt của Man City:
+ Phạt tiền 48.8 triệu bảng Anh. Trong đó Man City phải nộp 16.3 triệu bảng nếu đảm bảo được các điều kiện tài chính trong thời gian tới. 32.5 triệu bảng còn lại là án treo.
+ Tiền chuyển nhượng mùa tới chỉ được chi tối đa 48.8 triệu bảng.
+ Không được tăng quỹ lương cho mùa tới.
+ Được đăng ký 21 cầu thủ tại Champions League, giảm 4 cầu thủ so với bình thường.
– Hình phạt của PSG: tương tự như Man City.
– Hình phạt của Zenit: Nộp phạt nhiều nhất 9.8 triệu bảng, được đăng ký 22 cầu thủ tại Champions League, bị giới hạn chuyển nhượng.
– Hình phạt của Anzhi Makhachkala: Nộp phạt nhiều nhất 1.6 triệu bảng.
Một số đội bóng khác như Rubin Kazan, Trabzonspor, Galatasaray.
Án phạt dành cho Man City
Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì? Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về bóng đá châu Âu cũng như có cái nhìn toàn cảnh về bộ môn thể thao vua.