Shophouse là gì? Ứng dụng của shophouse trong kinh doanh bất động sản

Các dự án bất động sản hiện nay đều đầu tư xây dựng các tổ hợp với nhiều tiện ích hiện đại. Một trong các tiện ích được nhắc đến nhiều nhất là shophouse. Vậy shophouse là gì? Loại hình kinh doanh này như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

1. Định nghĩa shophouse

Shophouse là gì? Đây là hình thức căn hộ kết hợp với cửa hàng thương mại hay còn được gọi là nhà phố thương mại. Hình thức này đã xuất hiện và phát triển tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Trong vài năm gần đây, hình thức này mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã có những bước phát triển nổi bật.

Các shophouse có tính năng đặc biệt và nét kiến trúc độc đáo dễ dàng nhận biết, đặc điểm cụ thể như:

– Xây dựng theo hàng, có thứ tự liền kề cạnh nhau trên cùng một tuyến phố

– Số lượng tầng xây dựng thấp, chỉ từ 2 – 3 tầng

– Mặt tiền không quá lớn, chỉ kéo dài diện tích bằng chiều sâu.

– Đa năng trong sử dụng kết hợp cùng sinh hoạt với khu dân cư và kinh doanh thương mại

– Tầng trệt thông thường sẽ được sử dụng để kinh doanh vì có vị trí địa lý đẹp

– Chủ sở hữu thông thường sẽ ở từ tầng 2 và 3. 

Phối cảnh mô phỏng khu shophouse trong dự án

Phối cảnh mô phỏng khu shophouse trong dự án

2. Ưu điểm của shophouse

Sở hữu shophouse tương ứng với việc người mua được cấp sổ đỏ và tuỳ ý kinh doanh buôn bán. Lợi thế của shophouse chỉ có ở các thành phố lớn, khu đô thị quy mô tập trung. Nổi bật các ưu điểm như sau:

Vị trí đắc địa:

Thông thường các shophouse được đặt ở tầng dưới dùng của căn hộ, tại mặt đường trục chính của khu đô thị. Nguồn khách hàng đông đúc qua lại và rất tiềm năng. 

Số lượng có hạn:

Phần lớn shophouse phục vụ dân cư của dự án nên số lượng sẽ ít hơn các căn hộ, nhà ở chung cư, biệt thự nhà phố. Theo ước tính con số shophouse chỉ chiếm tỉ lệ 2 -3% tổng số lượng căn hộ tại dự án. Tối đa 5% tại các dự án lớn. 

Xem thêm:

Officetel là gì? Đặc điểm và ứng dụng thương mại của officetel

Homestay là gì? Đặc điểm và xu hướng phát triển của homestay

Thiết kế tối ưu:

Thường được xây dựng có 2 tầng tách biệt, tạo nhiều công năng khi thuê hoặc sử dụng: 

– Mở cửa hàng: tận dụng các lợi thế sẵn có để kinh doanh buôn bán

– Cho thuê làm văn phòng đại diện cho các công ty, tập đoàn…

Giao thông thuận lợi:

Đi từ mục đích kinh doanh, nên giao thông thuận lợi cho di chuyển là điều rất dễ hiểu. Dễ dàng cho việc đỗ xe, mua sắm. Thông thường các shophouse sẽ được thiết kế thêm một bãi đỗ xe lớn trước cửa hàng. 

Thiết kế đẹp mắt cùng cảnh quan xanh sinh động

Thiết kế đẹp mắt cùng cảnh quan xanh sinh động

Thanh khoản tốt nhất

Tính thanh khoản cao là một trong các yếu tố thu hút người đầu tư, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi dễ dàng mua bán hay cho thuê lại.

Doanh thu cho thuê cao

Tỷ lệ khai thác kinh doanh từ các shophouse lên đến 8 – 12%/ năm. Con số này còn có thể vượt xa so với cho thuê chung cư hay đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất. 

Tăng giá trị tài sản:

Hoạt động kinh doanh, mở cửa hàng hay siêu thị là rất dễ hiểu bởi có diện tích lớn, nhiều ngành nghề kinh doanh phù hợp. Giờ đây khi sở hữu shophouse để kinh doanh sẽ không cò lo ngại vấn đề chi phí thuê mặt bằng hàng tháng. Đồng thời lại có nhà ở, căn hộ sang trọng để sinh hoạt. 

3. Nhược điểm của shophouse

Các nhược điểm của shophouse phải kể đến như:

Giá thành cao

Có quá nhiều ưu điểm và tiện ích từ mô hình shophouse, điều này đồng nghĩa với việc giá thành rất cao hơn so với các căn hộ thông thường

Cộng đồng

Cộng đồng dân cư chính là yếu tố quyết định đến vấn đề kinh doanh có thuận lợi hay không. 

Phối cảnh shophouse mặt phố khu trung tâm

Phối cảnh shophouse mặt phố khu trung tâm

Quyền sở hữu:

Căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ, tuy nhiên đây là loại hình chỉ được giới hạn trong vòng tối đa 50 năm. Do đó, người đầu tư sẽ cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp để quyết định đầu tư trước mắt hay lâu dài.

Như vậy, với các thông tin nêu trên chúng tôi hy vọng bạn đọc đã trả lời được câu hỏi về shophouse là gì? Cùng với đó là các nội dung hữu ích liên quan khác về mô hình kinh doanh này. Hiện nay, sự phát triển của shophouse tại Việt Nam mang lại rất nhiều lợi ích và làm thay đổi bộ mặt của thị trường bất động sản Việt Nam. 

Related Posts

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Array