Smart city là gì? Tại sao lại xuất hiện nhiều trong những năm gần đây? Có đặc điểm gì và phương pháp xây dựng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Smart city là gì?
Hiểu đơn giản Smart city là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt. Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là thành phố thông minh (hay đô thị thông minh).
Loại hình đô thị này chưa xuất hiện tại Việt Nam. Tiêu chí hàng đầu đối với Smart city, chính là Internet vạn vật (IoT)
Smart city là gì
2. Một vài ví dụ về ứng dụng công nghệ để xây dựng Smart city
– Những cảm biến đo mức ô nhiễm trong không khí, rò rỉ nước sạch, hay đo lường thiên tai động đất,
lũ quét…
– Mạng lưới giao thông dùng cảm biến để quản lý, phân luồng thông minh, tránh ùn tắc, giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng.
– Dùng cảm biến để xác định số xe trong bãi hay gợi ý về những bãi đỗ xe gần và thuận tiện nhất.
– Hay ứng dụng hệ thống Video khắp thành phố để nhận diện khuôn mặt các đối tượng mà cảnh sát đang tìm, theo dõi người cách ly vì Covid-19 v.v.
Ứng dụng công nghệ trong Smart city
3. Lợi ích của mô hình smart city
Việc đô thị hóa phát triển nhanh dẫn đến nhiều vấn đề xáo trộn như xã hội suy thoái, khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, xử lý chất thải… Cần tìm ra những giải pháp để khắc phục những vấn đề này.
Smart City chính là giải pháp hữu hiệu, sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội này. Một khi liên kết được các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, công nghệ thông tin giúp thành phố điều hành hiệu quả thống nhất ở tất cả các lĩnh vực.
Smart City giúp quản lý thành phố dưới sự giám sát của người dân. Đây còn là tiêu chí đánh giá sự phát triển của con người về sự hiểu biết, sáng tạo và một xã hội văn minh. Smart City luôn không ngừng phát triển để tìm ra các giải quyết các nhu cầu xã hội bằng giải pháp tối ưu nhất, vì vậy rất nhiều thành thành phố đang hướng tới mô hình này.
Xem thêm:
Đất phi nông nghiệp là gì? Mục đích chuyển đổi đất phi nông nghiệp
Condominium là gì? Phân biệt các loại “nhà” trong tiếng anh
Lợi ích của mô hình smart city
4. Các yếu tố chính tạo nên mô hình Smart City
– Kinh tế: để xây dựng smart city cần có nền kinh tế phát triển ổn định
– Công nghệ: chủ yếu là công nghệ điện toán thông minh
– Hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông cũng rất quan trọng
– Quản lý tổ chức: chính quyền phải sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
– Cộng đồng dân cư: Là chủ thể chính của Smart City
– Môi trường tự nhiên: Đô thị thông minh mang trọng trách quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống biến đổi môi trường.
Mô hình Smart City
5. Tiêu chuẩn của đô thị thông minh là gì?
Yếu tố quan trọng trong smart city (Theo Bộ KDST-KN Anh) là:
– Công nghệ kỹ thuật số hiện đại phải kết hợp với dữ liệu công và công dân có thể truy cập tìm kiếm thông tin họ cần.
– Kết quả, hiệu suất về dịch vụ thành phố phải minh bạch
– Lãnh đạo phải có tầm nhìn ra trông rộng và phát triển từ sự cố vấn của công dân.
– Công dân phải cởi mở tâm lý, để hệ thống nhận diện được phát triển
Tiêu chuẩn của đô thị thông minh
6. Những thách thức của mô hình smart city và tiềm năng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Thách thức
– An toàn thông tin là vấn đề đáng lo ngại hàng đầu. Sử dụng công nghệ phần mềm lẫn phần cứng nên sẽ có những kẽ hở về bảo mật.
– Chi phí đầu tư lớn và cần vận dụng linh hoạt đối với mỗi đô thị
– Nhiều người vẫn hoài nghi về khả năng triển khai của mô hình này.
Tiềm năng phát triển mô hình smart city tại Việt Nam
Rất nhiều quốc gia tại Châu Á đã xây dựng thành công mô hình này. Khái niệm ngôi nhà thông minh – hình ảnh thu nhỏ của smart city – cũng được được phát triển và phổ biến tại Việt Nam, khái niệm “smart” không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên những công nghệ này đều ở quy mô nhỏ, chưa mang đến nhiều tác động cho cộng đồng.
7. Diễn giải một số thuật ngữ
– Internet vạn vật – Internet of Thing (IoT): có thể hiểu là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet
– Trí tuệ nhân tạo: có thể hiểu là bộ não của thành phố thông minh, phân tích và đưa ra giải pháp cho việc vận hành đô thị, có khả năng học và giao tiếp với con người.
– Cảm biến: Ví dụ cảm biến nhiệt độ, cảm biến giao thông, cảm biến camera thông minh… có thể lưu trữ dữ liệu lớn (Big Data).
– Dữ liệu lớn – Big Data: cập nhật và chia sẻ nguồn dữ liệu cực lớn thông qua các cảm biến.
– Mạng viễn thông số: gồm mạng hữu tuyến và mạng vô tuyến, làm nhiệm vụ truyền tin và kết nối các thiết bị trong đô thị thông minh.
Internet vạn vật – Internet of Thing (IoT)
Smart City – đô thị thông minh vẫn là một khái niệm còn khá mới mẻ với người dân Việt Nam, tuy nhiên Smart City được các chuyên gia, các nhà phân tích và người dân các nước phát triển đánh giá cao. Những thông tin trên hy vọng giải đáp được thắc mắc smart city là gì cho bạn.
Trả lời