Có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hay không? Làm thế nào để được cấp sổ đỏ đất nông nghiệp khi chuyển thành đất ở? Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này, cùng tìm hiểu các thông tin liên quan sổ đỏ đất nông nghiệp trong bài viết dưới đây.
1. Sổ đỏ đất nông nghiệp là gì?
“Sổ đỏ” là từ mà người dân thường dùng để gọi theo màu của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị.
Vậy sổ đỏ đất nông nghiệp là GCN quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp.
Sổ đỏ đất nông nghiệp
2. Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Các loại đất được phép cấp “sổ đỏ” gồm: đất xây nhà ở thuộc nông thôn, đất nông – lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối,…
Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân được chia thành 2 trường hợp:
– Có đầy đủ các giấy tờ về quyền SDĐ
– không có giấy tờ về quyền SDĐ
Điều kiện cấp sổ đỏ khác nhau ở mỗi trường hợp, cần tuân thủ đúng quy định Pháp luật.
3. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất nông nghiệp gồm những gì?
Theo một số quy định hiện hành, đất nông nghiệp đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” (Khoản 1 Điều 101 Luật đất đai 2013). Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ được nộp lên phòng TN&MT hoặc cơ quan có thẩm quyền theo chỉ định cụ thể của chính quyền địa phương.
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất nông nghiệp gồm:
– Đơn xin cấp sổ đỏ theo mẫu 04/ĐK;
– Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013; Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất theo Mẫu số 08/ĐK từ trước ngày 01/7/2004.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước hoặc giấy tờ chứng minh việc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, hãy đến UBND cấp huyện và tiến hành thủ tục làm sổ đỏ đất nông nghiệp. Và xem xét giá chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư nếu có nhu cầu.
Đơn xin cấp sổ đỏ theo mẫu 04/ĐK
4. Thủ tục sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
– Người sở hữu đất được quyền chuyển nhượng sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ GCN quyền sử dụng đất
+ Đất chuyển đổi là đất không có tranh chấp
+ Quyền sử dụng đất không bị cưỡng chế của nhà nước (kê biên)
+ Đất còn thời hạn sử dụng (thông thường đất nông nghiệp sẽ có thời hạn phân chia lại)
Theo khoản 1 Điều 188 luật Đất đai 2013 sửa đổi.
– Giấy tờ cần chuẩn bị đối với 2 bên
Đối với bên chuyển nhượng:
+ Bản sao sổ hộ khẩu (2 bản)
+ Bản sao CMND công chứng (2 bản)
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (photo 2 bản, có xác nhận của địa phương)
+ GCN quyền sử dụng đất (bản sao và bản chính)
Đối với bên được chuyển nhượng:
+ Bản sao sổ hộ khẩu (2 bản)
+ CMND photo công chứng (2 bản)
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (photo 2 bản, có xác nhận của địa phương)
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính đối với đất nông nghiệp
Gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB) bên mua ký
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, bên bán ký, trường hợp cho tặng 04 bản
+ Tờ khai thuế sử dụng ĐPNN nếu là nhà ở, đất ở đô thị.
Mức phí phải đóng khi sang tên sổ đỏ tùy giá trị hợp đồng. Để hoàn thiện hồ sơ sang tên sổ đỏ cần nộp chứng cứ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (biên lai…) cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ ban đầu.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp Huyện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tiến hành nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ lên UBND cấp Huyện nơi đất cần sang nhượng.
– Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng ĐNN (theo mẫu).
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng ĐNN (photo công chứng).
– GCN quyền sử dụng đất (photo công chứng).
– CMND, sổ hộ khẩu của 2 bên (photo công chứng).
– Tờ khai lệ phí trước bạ.
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
– Nếu chỉ chuyển nhượng một phần thửa đất thì cần đo đạc, có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tách thửa phần diện tích chuyển nhượng.
Thẩm quyền giải quyết thủ tục sang tên sổ đỏ (GCN quyền sử dụng đất) có thể là UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện cấp sổ đỏ tùy trường hợp. Thời gian sang tên sổ đỏ không quá 10 ngày từ ngày hoàn thiện hồ sơ sang tên sổ đỏ.
Ủy ban nhân dân cấp Huyện
5. Hạn mức đất nông nghiệp khi làm sổ
Theo điều luật 129 quy định:
– Đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối hay đất nuôi trồng thủy sản của cá nhân hay hộ gia đình:
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ: Không được sử dụng quá 3 hecta đất.
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của những vùng miền khác: Không được sử dụng quá 2 hecta đất.
Đối với khu vực đồng bằng
Ở khu vực đồng bằng, các xã, phường, thị trấn không được trồng cây trên diện tích quá 10 hecta. Còn với xã, phường, thị trấn ở khu vực trung du miền núi thì diện tích đất nông nghiệp trồng cây cho phép là 30 hecta. Các mục đích đầu tư lướt sóng cần tìm hiểu kỹ hơn.
– Với đất rừng phòng hộ và sản xuất mỗi cá nhân và hộ gia đình không được sử dụng quá 30 hecta.
– Nếu các hộ gia đình được giao sử dụng nhiều loại đất thì tổng diện tích không được quá 5 hecta. Những loại đất mà cá nhân, gia đình sở hữu gồm có đất trồng cây hàng năm, đất là muối và đất nuôi trồng thủy sản.
– Cá nhân hay hộ gia đình được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì phải đảm bảo mức hạn sử dụng. Đối với vùng đồng bằng tối đa là 5 hecta, vùng trung du miền núi là 25 hecta.
– Cá nhân hay hộ gia đình được giao thêm đất rừng sản xuất thì diện tích tối đa là 25 hecta.
Đối với đất trống đồi trọc
Hạn mức sử dụng của cá nhân, hộ gia đình phải tuân theo điều 1, 2, 3. Tuy nhiên, nó sẽ không tính vào hạn mức sử dụng đất nông nghiệp cả cá nhân, hộ gia đình. Đây là diện tích đất có thể sử dụng với mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối hay nuôi trồng thủy sản.
– UBND cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức những nhóm đất chưa được sử dụng, đất trống đồi trọc. Các cá nhân, hộ gia đình phải sử dụng theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với những chia sẻ về sổ đỏ đất nông nghiệp trên, hy vọng có thế giúp bạn nắm bắt về loại hình đất này và các thủ tục của nhà nước đề ra để lựa chọn được mảnh đất như ý, giao dịch an toàn, hợp pháp.
Trả lời